1, Đai lưng:
Khi tập luyện với tạ thường xuyên, bạn sẽ nhận ra rằng sức mạnh cơ thể mình tăng nhanh hơn. Bạn có thể gánh 120kg, đẩy 90kg và nhấc 150kg tạ khi đã tập tạ được 1-2 năm. Tất cả những động tác tạ tổng hợp lớn đều đặt áp lực rất lớn lên lưng dưới và cả thân trên. Chính vì vậy, nếu lưng dưới của bạn không được hỗ trợ đầy đủ có thể gây ra tình trạng bị cong lưng, làm ảnh hưởng đến cột sống, dễ gây đau lưng ở khúc trên hoặc khúc giữa.
Hình ảnh của đai lưng Kylin Sport |
>>> Xem thêm: ghế tập tạ
2, Giày
Lưu ý không nên chọn loại giày chạy.
Ở các phòng tập ở Việt Nam, mọi người thường khởi động bằng cách chạy 5-10 phút để khởi động và sau đó đi luôn đôi giày chạy để tập tạ. Giày chạy thường có đế mềm, đàn hồi để hỗ trợ lực của chân trong khi chạy. Trong khi tập tạ thì chúng ta cần sự vững chắc thì đế giày chạy lại được làm bằng cao su mềm, tạo độ nhún không tốt cho đầu gối và lưng khi tập tạ. Đồng thời đế cao su mềm của giày chạy sẽ hấp thụ lực khi bị đẩy xuống sàn làm bạn mất lực. Giày chạy còn có thể gây nguy hiểm cho bạn vì đế cao su mềm dễ làm bạn bị mất thăng bằng, gây khó khăn trong việc tập tạ nặng, có thể xảy ra chấn thương ngoài ý muốn. Chính vì vậy giày chạy không phải là lựa chọn tốt khi tập tạ
Giày chạy không thích hợp để tập tạ |
Đặc điểm chung của loại giày này là có đế cứng, không co giãn, không trơn trượt, hỗ trợ thăng bằng và độ bám vào chân. Nó có tác dụng: tạo độ vững chắc, giúp bạn thực hiện các động tác tốt hơn, tận dụng được nhiều lực hơn và đảm bảo an toàn hơn
Chuck Taylor’s - Converse là đôi giày thời trang mà lại rất phù hợp để tập tạ |
-Vải cứng và bền: Chịu được lực, nhất là khi bạn xoãi bàn chân khi gánh tạ đòn, tốt hơn cho đầu gối và mông.
-Đế giày cứng và phẳng: tạo độ cứng và vững chãi khi tập nhấc hoặc gánh tạ đòn
-Tự do cho mắt cá chân: nếu bạn mua giày cổ cao, đừng buộc phần trên để mắt cá có thể cử động được chút ít khi tập.
Xem thêm:
Giới thiệu cách tập gánh tạ đòn đúng tư thế
Biểu Tượng Ngộ Nghĩnh: :) =( :s :D :-D ^:D ^o^ 7:( :Q :p T_T @@, :-a :W *fck* x@